Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Luận đạo trên núi Lộc

Phiên bản Dịch · 1770 chữ

Vốn dĩ núi Lộc chẳng có ai, chỉ có một vài nông dân và tiều phu trú tạm dưới chân núi. Bởi vì lão tổ nhà họ Bàng là Bàng Đức Công tuổi ngày càng cao, không khí ở cù lao Ngư Lương lại ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe. Sau đó được Bàng Đức Công đồng ý, gia tộc đã điều nhân lực xây một con đường lên núi Lộc, rồi còn cho xây dựng Phi Long Đình và Ẩn Long Cư, cho nên đừng thấy nhà họ Bàng không có nhiều chân trong quan trường, nhưng thực lực chân chính của họ được che dấu rất kĩ.

Phỉ Tiềm dựa theo nghi lễ thế gia, mang một cặp nhạn đến làm lễ chào hỏi Bàng Đức Công, với những đại nho đương thời hắn đều rất cẩn thận chu đáo. Tương truyền khi Khổng Tử gặp Lão Tử, ông ta cũng dùng chim nhạn làm lễ vật.

Lễ này có ba ý nghĩa: thứ nhất chim nhạn là chim di trú, mùa thu bay đến nam, mùa xuân trở về đất bắc, thời gian cố định, chưa bao giờ sai hẹn, bởi vậy nhạn cũng đại diện cho người tín nghĩa. Thứ hai nhạn tụ vào bầy sẽ bay có thứ tự, mỗi lần di chuyển con khỏe mạnh sẽ dẫn đầu, con yếu hơn sẽ nương theo phía sau, chưa từng rối loạn, tượng trưng cho người có lễ nghi; thứ ba nhạn kết đôi xong sẽ ở từng cặp với nhau, chưa từng rời xa nhau hoặc vứt bỏ nhau, nhằm ám chỉ người trung thành.

Nghe đồn Bàng Đức Công đặc biệt thích tư tưởng Hoàng Lão, chuẩn bị nhạn làm lễ ra mắt cũng xem như mình kính trọng nhà triết gia Lão Tử. Trong lần gặp thứ hai, Bàng Đức Công vẫn chọn thác nước bên cạnh Phi Long Đình để tiếp đón Phỉ Tiềm. Hắn khẽ ngâm:

Thác ba nghìn thước khói bay

Ngỡ Ngân Hà lạc khỏi mây chín tầng.

Dịch giả chú thích: câu này trong bài Vọng Lư Sơn Bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư) - Lý Bạch

Tuy rằng thác nước núi Lộc không nên thơ hùng vĩ bằng ngòi bút của Lý Bạch, nhưng dù sao cũng là một địa điểm tuyệt đẹp do trời đất kiến tạo, một bên là thác nước chảy xiết bờ, một bên là núi cao vun vút, giữa lưng chừng núi lại xây dựng một đình nhỏ bằng đá. Người đứng phía trên cảm nhận gió thổi mạnh sẽ có cảm giác như mình đang bay lượn trên không.

Bàng Đức Công đưa lưng về phía Phỉ Tiềm, ngẩng đầu tựa như đang nhìn lên bầu trời ra chiều suy ngẫm, im lặng không nói gì. Phỉ Tiềm làm hậu bối, tất nhiên không thể tự ý bắt chuyện, chỉ có thể lẳng lặng chắp tay đứng trang nghiêm ở một bên.

Có lẽ nước trong thác chứa nhiều khoáng chất mát lạnh, cũng có lẽ trong núi yên tĩnh với làn gió nhẹ nhàng nên tâm trạng bực bội mấy ngày nay của Phỉ Tiềm dần dần buông lỏng. Hắn thả hồn vào sâu trong từng thớ đá, tâm không phiền não không nặng lòng, cảm giác thoải mái dễ chịu vô cùng, thể xác tinh thần cũng dịu đi rất nhiều, trong lúc nhất thời lại có chút thất thần.

Cũng chẳng biết đã trải qua bao lâu, đến khi Phỉ Tiềm bừng tỉnh mới phát hiện Bàng Đức Công đã xoay người lại mỉm cười nhìn hắn. Phỉ Tiềm hiểu ra tâm ý lão, vội vàng khom người chắp tay, chân thành bày tỏ lòng biết ơn. Bàng Đức Công gật đầu ra hiệu Phỉ Tiềm ngồi xuống cạnh lão rồi nói:

“Đây là do cậu tự ngộ được đạo tự nhiên, không cần cảm ơn ta. Ban nãy thấy cậu lên núi, chân bước nặng nề, tâm thần nóng nảy cho nên ta cố ý ngồi đợi cậu thanh tĩnh, không phải ta không biết đạo đãi khách.

Làm người, nên biết khi nào cần động tâm, khi nào cần tĩnh tâm.”

Phỉ Tiềm lại hành lễ thụ giáo. Bàng Đức Công khoát tay bảo Phỉ Tiềm cứ thoải mái, lão vẫn dùng ngữ điệu chậm rãi để trò chuyện:

“Lão già này từng cùng thầy của cậu chèo thuyền du ngoạn Ngư Lương, cùng nhau đàn hát chuyện trò, khung cảnh đẹp đẽ ấy đến giờ ta vẫn chưa quên. Ài, Bá Giai hiện nay vẫn khỏe chứ?”

Phỉ Tiềm cũng không biết phải trả lời thế nào, nói ổn cũng không đúng, hiện tại Thái Ung vẫn đang trong thời kỳ nguy hiểm, nhưng nói không ổn thì cũng không phải, dù sao lão cũng chưa có việc gì. Phỉ Tiềm nghĩ hồi lâu vẫn quyết định kể lại chuyện Tào Tháo cứu hoàng đế, rồi hắn đã khuyên Thái Ung rời kinh ra sao cho Bàng Đức Công nghe.

“Hiện tại đệ tử vẫn mù mờ chưa biết phương hướng ra sao.”

Bàng Đức Công thở dài, lão nhẹ nhàng trấn an:

“Là phúc thì không phải họa, là họa thì không tránh khỏi. Cứ thẳng theo lòng mình mà hành sự, thầy cậu có đạo lý riêng của mình, cho nên không thể rời đi.”

Cũng đúng, sư phụ Thái Ung đang dùng hành vi để bảo toàn đạo nghĩa của mình…. Bàng Đức Công hiền hòa mỉm cười và nói tiếp:

“Trong thư Bá Giai có nói cậu trời sinh thông minh nhạy cảm, đối xử rất nhã nhặn với mọi người, giỏi về linh hoạt, chỉ có điều chưa nhận ra đạo của bản thân là gì, do đó cậu mới cảm thấy mê mang không biết phải đi về đâu.”

Phỉ Tiềm giật thót mình, Thái Ung quả thực dự liệu như thân, nhưng vì sao lại không nói chuyện này với mình?

“Thầy cậu viết, đạo của hắn không phải con đường phù hợp cho cậu, nên không tiện truyền lại, đành đưa cậu đến chỗ ta học hỏi thêm. Tử Uyên à, theo cậu, đạo là gì?”

Phỉ Tiềm có chút chần chờ, Lão Tử từng nói đạo khả đạo phi thường đạo, tức đạo được gọi là đạo thì không phải đạo vĩnh cửu. Có thể hiểu là quy luật, nguồn gốc của vũ trụ, hoặc là chỉ quy củ, thế nhưng ý Bàng Đức Công chẳng phải chỉ hỏi riêng về định nghĩa của đạo mà còn hỏi về hành vi của người trên con đường của đạo, cái này phải giải thích ra sao đây?

Bàng Đức Công cũng không để Phỉ Tiềm trả lời ngay, lão lại hỏi tiếp:

“Cậu nói xem, thiên đạo là gì?”

“Thưa Bàng Công, thiên đạo chú trọng bớt thừa thãi bù thiếu sót.”

Bàng Đức Công gật đầu:

“Nhân đạo là gì?”

“Nhân đạo trái ngược ý trời, lấy chỗ thừa thãi bù thiếu sót.”

“Tốt lắm. Vì sao thiên đạo bù đắp thiếu sót mà nhân đạo lại giảm bớt thiếu sót?”

“Bởi vì trời không dục vọng, còn người đầy dã tâm.”

Phỉ Tiềm lo lắng trả lời. Bàng Đức Công mỉm cười gật đầu:

“Cho nên thuận theo ý trời, đề cao tình nghĩa, kiềm chế dục vọng mới gọi là đạo.”

Đây chính là cách giải thích của Bàng Đức Công về nhân đạo. Thuận theo ý trời, là dựa theo ưu thế của mỗi người, dùng thiên phú tốt nhất của mình chứ không phải tùy ý chọn lựa đại; đề cao tình nghĩa ý chỉ người nên tiếp nhận một điều gì đó dựa theo mong muốn, nếu không dù đạo nghĩa tốt đến đâu, người đã không muốn tuân theo cũng bằng thừa; kiềm chế dục vọng là điều người quân tử nên làm, chớ để dục vọng khống chế bản thân, khống chế tư tưởng, phải đặt ra nguyên tắc cho hành vi của mình, tránh trở nên sa đọa.

Bàng Đức Công truyền thụ đạo nghĩa chỉ đơn giản gồm ba phương diện: ý trời, cảm tính, dục vọng. Xét theo cơ thể con người, ý trời là khung xương, cảm tính là thịt còn dục vọng là da, ba thứ này sẽ tạo nên đạo cho mỗi người.

Phỉ Tiềm chắp tay cảm tạ, nhưng sau khi đàm đạo với Bàng Đức Công, bây giờ hắn có thể dựa vào thiên phú để tạo ra khung xương, tuy nhiên vẫn cảm thấy trống vắng, mọi thứ vẫn còn quá mơ hồ, đạo của hắn vẫn chưa định hình. Thế là Phỉ Tiềm liền quay sang thỉnh giáo Bàng Đức Công, ai dè lão lại bảo:

“Hành sự do người, thành bại do trời. Ba ngàn đại đạo vô cùng rộng lớn, người có thể giúp được cậu chỉ có chính bản thân cậu mà thôi.”

Ôi đệch, hóa ra nói khô cả lưỡi cuối cùng vẫn phải dựa vào chính mình. Bất quá hắn cũng không thể cứ như vậy từ bỏ, dù gì cả hai chỉ mới nói với nhau vài câu cũng đã giúp ích cho Phỉ Tiềm rất nhiều. Quan trọng nhất là Bàng Đức Công đã giúp Phỉ Tiềm định hình được các tạo ra đạo cho bản thân.

Phỉ Tiềm có cảm giác một khi đạo của riêng hắn được hình thành, chuyện này sẽ cực kì ảnh hưởng đến tương lai mình. Người xưa thường dạy “chớ coi trọng vị trí, hãy coi trọng công việc”. Kẻ tìm được đạo của riêng mình, tâm trí sẽ trở nên kiên định, dưới tình huống bình thường đều sẽ đạt được thành tựu to lớn. Ngược lại những kẻ nay thế này mai thế khác, lý tưởng mong muốn cứ thay đổi như chong chóng thường làm cái gì cũng nửa vời.

Đó cũng là một trong những điểm mà nền giáo dục Trung Quốc thua kém thời Hán. Phỉ Tiềm cảm thấy đã có cơ hội này, như vậy phải tranh thủ học tập lão hiền triết Bàng Đức Công nhiều hơn nữa. Nhưng hắn chợt nhớ ra một chuyện quan trọng, mình không có tư cách ở lại núi Lộc. Vì thế Phỉ Tiềm đảo mắt rồi cúi đầu xin Bàng Đức Công có thể dựng lều dưới chân núi lên ngày ngày lên thỉnh giáo.

Bàng Đức Công đối với việc này cũng không phản đối. Thế là Phỉ Tiềm tạm biệt lão, chạy về Tương Dương thuê thợ giỏi để xây tạm một chỗ trú chân dưới núi Lộc…..

Bạn đang đọc Quỷ Tam Quốc [bản dịch] của Mã Nguyệt Hầu Niên
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimsa
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 57

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.