Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Lấy dương trấn âm

Phiên bản Dịch · 1838 chữ

Trước lúc ông bác chèo thuyền nói, tôi thật sự cho rằng chúng tôi đã quay trở về chỗ cũ, bởi vì mặc kệ là bố cục sân khấu hay trình tự xếp ghế, cũng giống nhau như đúc, quan trọng nhất là, bởi vì lúc trước tôi từng té ngã một lần, cho nên ghế đã bị tôi xếp lại, vị trí ở giữa hàng đầu tiên rõ ràng không chỉnh tề, cũng chính vì điểm này, tôi mới xác định chúng tôi lại quay về chỗ cũ.

Nhưng ông bác chèo thuyền lại nói:

- Chúng ta không quay về chỗ cũ, mà là trước và sau sân khấu này, có bố cục giống hệt nhau! Nhưng tôi đã nhìn kĩ một lượt, lại vẫn không nhìn ra vì sao đây lại là hai nơi khác nhau.

Nói thật, hiện tại tôi đã rất sợ hãi, gặp phải quỷ đả tường cũng không phải một hai lần rồi, theo lý mà nói, tôi ít nhiều cũng có một ít năng lực miễn dịch, nhưng chờ tới khi lại gặp phải chuyện tương tự, tôi vẫn sợ hãi tới mức không dám lớn tiếng nói chuyện, cảm giác sợ hãi trong lòng khiến tôi chỉ có thể thì thào nói với ông bác chèo thuyền:

- Nơi này và sân khấu lúc trước không giống nhau như đúc sao? sao có thể là hai nơi?

Trần Hữu Lễ nói:

- Cháu nhìn cho kỹ đi, lúc chúng ta đi qua sân khấu, chúng ta đứng bên nào?

Tôi nói, lấy trái làm trọng, bên phải bậc thấp hơn, chúng ta đi từ bên phải sân khấu qua, cũng là tôi trọng sân khấu.

Trần Hữu Lễ gật đầu nói:

- Cháu lại nhìn đi, hiện tại chúng ta đang đứng bên nào sân khấu?

Bên trái và bên phải nói ở đoạn này, là dùng góc độ đứng trên sân khấu nhìn xuống khán đài để phân trái phải, nếu như ngồi ở dưới khán đài nhìn lên sân khấu, bên phải của chúng tôi, chính là bên trái trên sân khấu, bên trái của chúng tôi chính là bên phải sân khấu.

Tôi liếc nhìn lên sân khấu, lập tức hiểu vì sao ông bác chèo thuyền nói đây là nơi khác, còn bố cục sân khấu chẳng qua là giống nhau như đúc mà thôi.

Bởi vì, lúc trước chúng tôi đứng bên phải khán đài, hiện tại chúng tôi lại vẫn đứng bên trái, cũng chính là nói, chúng tôi vẫn luôn đi dọc theo một bên sân khấu, mặc dù cảnh tượng trước mắt giống nhau, nhưng thật ra lại không phải cùng một nơi, có nghĩa là, chúng tôi đi ra ngoài rồi, chẳng qua là ở chỗ này cũng dựng một sân khấu giống hệt.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Sân khấu không phải đằng trước là sân khấu, đằng sau là hậu trường sao? vì sao bên này vẫn còn có một sân khấu khác?

Trần Hữu Lễ nói:

- Cháu soi gương bao giờ chưa?

Tôi cảm thấy câu hỏi của ông bác chèo thuyền thật vô nghĩa, xã hội này, mặc kệ là nam hay nữ, còn có người nào chưa bao giờ soi gương sao? cho dù không soi gương, chẳng lẽ chưa từng ‘tự sướng’? không chỉ có ‘tự sướng’, chụp xong còn phải chỉnh ảnh, làm gì có ai trong điện thoại không có mấy app chỉnh ảnh chứ? Đương nhiên, ngoại trừ tôi ra, nhưng tôi vẫn nói, từng soi.

Ông ấy nói:

- Âm hí và dương hí cũng giống hai mặt của tấm gương, một mặt đen, cái gì cũng không nhìn thấy, nhưng mặt trắng, lại có thể soi được hình ảnh con người.

Tôi gật đầu nói:

- Cho nên, âm hí giống như mặt đen của tấm gương?

Nào ngờ Trần Hữu Lễ lại nói:

- Nói láo! Âm hí là mặt trắng của gương!

Tôi nói:

- Sao lại có thể là mặt trắng của gương?

Trần Hữu Lễ nói:

- Cháu đừng vì thấy mặt trắng của gương sáng, mà nghĩ là có dương khí, nên mới đại diện cho dương hí, bác Mao nói rất đúng, cháu phải thông qua hiện tượng để nhìn thấu bản chất, cháu nghĩ xem, âm hí chủ yếu là để làm gì?

Tôi nói:

- Bắt linh hồn con người, đoạt mạng!

Trần Hữu Lễ nói;

- Đúng rồi, vậy cháu lại nghĩ xem, lẽ nào mặt đen của gương có thể soi được người? còn không phải là để mặt trắng soi sao? cho nên, âm hí cũng giống như là một mặt trắng của tấm gương!

Tôi nói:

- Ông đã nói rồi, đó chỉ là soi người vào trong, cũng không chiếu được hồn vào, cái này căn bản không giống nhau.

Trần Hữu Lễ lắc đầu nói:

- Xem ra cháu vẫn chưa lĩnh hội được tinh thúy của thợ nhân --- hình thức! chỉ cần hoàn thành hình thức, vậy thì giữa hai bên sẽ có liên hệ với nhau, chỉ cần hình thức giống nhau, vậy ở trong mắt chúng tôi, chính là thứ giống nhau, vì thế đường hầm quan tài các cháu gặp phải trên đường về nhà cũng vậy, lúc chúng cháu đuổi theo xe, nhìn thấy sáu cái đèn xe và sáu nén hương cũng giống nhau, hiện tại cháu đã hiểu chưa?

Tôi tuy rằng vẫn không hiểu lắm, nhưng cảm thấy Trần Hữu Lễ nói rất có lý, vì thế tôi nói:

- Nhưng dù sao gương cũng chỉ soi được hình ảnh con người, cũng không phải người thật hay là linh hồn, cái này chẳng lẽ cũng có thể liên hệ?

Trần Hữu Lễ nói:

- Nếu hai chúng ta có thể sống sót ra ngoài, cháu có thể tự thử chút, không cần chuẩn bị nhiều đồ, chỉ chuẩn bị một tấm gương, cháu đứng trước gương nhìn, nhìn liên tục vài phút, cháu xem có phải sẽ nhìn thấy ‘thứ’ gì đó khác không. (nhắc thêm một câu, gương tốt nhất phải đặt chạm đất, lá gan nhỏ đừng thử bừa, lá gan lớn, tốt nhất cũng đừng một mình thử trong phòng, khuyên không nên thử linh tinh, càng không được thử vào lúc mười hai giờ đêm.)

Lúc ấy tôi lắc đầu nói:

- Cháu nhất định sẽ không thử.

Bởi vì tôi còn nhớ tấm gương trong phòng nghỉ của cô chủ nhiệm vẫn còn ám ảnh như thế nào, thế cho nên bây giờ ngay cả tự chụp ảnh tôi cũng không dám chụp, tôi sợ tấm ảnh mình vừa chụp, sẽ đột nhiên nhỏe miệng cười với tôi, không chỉ có vậy, cho dù là gương, đến hiện tại tôi đều trốn tránh, hơn nữa, nếu thực sự phải soi gương, cũng nhất định phải để người khác soi trước, xác định đó là một tấm gương thật, tôi mới đi soi.

Tôi hỏi tiếp:

- Nếu nơi này còn có một đầu khác, vậy chúng ta không ra ngoài được rồi, phải làm sao đây?

Trần Hữu Lễ suy nghĩ một lát sau đó nói:

- Cháu đi trước, tôi phải quay ngược lại xem một chút.

Tôi nghe xong giật nảy người hỏi:

- Ông quay lại làm gì?

Ông ấy nói:

- Trong thôn trước nay chưa từng có nhiều người âm như vậy, tối hôm nay vì sao có nhiều người âm đến xem kịch đến thế, tôi cứ cảm thấy không bình thường, còn cả gánh hát này nữa, vì sao trước kia chưa từng xuất hiện qua, hiện tại lại đột nhiên xuất hiện, chúng nó rốt cuộc từ đâu đến? có rất nhiều chuyện không hiểu, cho nên, tôi phải quay lại xem thử.

Tôi nói:

- Hay là đợi Trương mù đến rồi cùng đi, một mình ông đi quá nguy hiểm.

Trần Hữu Lễ nói:

- Tôi là tiền bối, lẽ nào còn phải đợi hậu bối tới làm bia đỡ cho mình? Nếu truyền ra ngoài, mặt mũi nhà họ Trần biết để vào đâu?

Tôi đang chuẩn bị khuyên một chút, đã bị ông bác chèo thuyền giơ tay ngăn lại, ông ấy nói:

- Cháu cứ đi theo con đường này, nghe thấy âm thanh cũng đừng quay đầu, có người gọi cũng không được trả lời, nhớ chưa?

Tôi gật đầu thật mạnh, mấy thứ này trên cơ bản đều đã trải qua, cho nên dù ông bác chèo thuyền không dặn, tôi cũng biết phải làm thế nào.

Tôi đưa tẩu thuốc đồng cho ông ấy, nhưng ông ấy nói:

- Cháu cầm mà dùng, nếu như gặp phải thứ không sạch sẽ, cầm tẩu thuốc đập nó, nếu …..

Ông bác chèo thuyền còn chưa nói xong, trên sân khấu đã truyền đến một tràng tiếng chiêng trống, âm thanh này giống hệt âm thanh tôi từng nghe thấy, lúc nghe thấy âm thanh, tôi ngay lập tức bịt chặt lỗ tai lại, nếu như còn nghe thêm câu nữa, có thể sẽ thật sự mất mạng.

Nhưng tôi thấy ông bác chèo thuyền vẫn đứng im tại chỗ không bịt tai, vì thế tôi nói:

- Ông bác Trần, ông mau dùng bùa vàng bịt tai lại đi ạ.

Không ngờ Trẫn Hữu Lễ lại nói:

- Không sao, đây không phải âm hí.

Tôi sửng sốt, có chút không tin, liếc mắt nhìn lên sân khấu, phát hiện những đào kép trên sân khấu mặc dù cũng mặc quần áo giống đào kép lúc trước, nhưng bọn họ đều có thân thể, hơn nữa, những đào kép này, hầu như đều là người tôi quen, Trương mù, Trương Mục, Trương Ly… toàn bộ đều là người nhà họ Trương.

Tôi buông hai tay ra, nghe thấy bọn họ đang hát ‘Song Khán Tương’ , tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Thế này là sao?

Ông ấy cười khà khà nói:

- Nhà họ Trương Trùng Khánh quả nhiên là nhà họ Trương Trùng Khánh, nền tảng gia tộc mấy chục năm nay quả nhiên không tầm thường, bên này vừa mới có âm hí, bọn họ đã lập tức bày ra dương hí, lấy dương trấn âm, thủ đoạn quả nhiên không tầm thường.

Một vở kịch vừa hát xong, tôi nghe thấy tiếng gà gáy, phương đông có một tia nắng hửng sáng, đám người Trương mù cởi trang phục diễn, Trương mù đi tới chỗ tôi nói:

- Đêm qua cậu đã chạy đi đâu?

Tôi nói:

- Có lẽ tôi gặp phải thứ không sạch sẽ rồi, thiếu chút nữa bị chết đuối dưới sông, sao các anh lại tới đây hát hí khúc, không phải đang hạ táng à?

Trương mù nói:

- Bố cục phong thủy trong thôn bị phá hỏng rồi, có lẽ sắp gặp họa.

Trần Hữu Lễ nói:

- Thảo nào, tôi đã nói sao lại có nhiều người âm xuất hiện thế cơ chứ!

Tôi hỏi, phong thủy nào bị phá hỏng?

Trương mù và Trần Hữu Lễ nhìn nhau, nói:

- Giấu trời qua sông!

Bạn đang đọc Người Trông Giữ Giấc Mơ của Lạc Tiểu Dương
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Samzhou98
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 62

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.